Trẻ trong độ tuổi từ 11 – 14 thường dễ rơi vào trầm cảm – cha mẹ phải làm gì để đồng hành cùng con?

Trẻ trong độ tuổi từ 11 – 14 thường dễ rơi vào trầm cảm – cha mẹ phải làm gì để đồng hành cùng con?

 

Trong cuộc đời mỗi người, giai đoạn tuổi dậy thì được xem là lứa tuổi chịu nhiều biến đổi nhất, cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Do đó, trẻ rất dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng, đặc biệt là trầm cảm. Vậy làm sao để bố mẹ có thể giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thành công?

Hãy tham khảo những mẹo hay dưới đây mà Việt An Books đã tổng hợp nhé!

 

Đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ở bé gái thường ở trong độ tuổi 10-14 và bé trai là từ 12-16. Đây là giai đoạn khởi đầu của lứa tuổi vị thành niên (10-19 tuổi). Giai đoạn này trẻ có những biến đổi lớn về đặc điểm tâm sinh lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ở giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ sẽ có những thay đổi tâm sinh lý đặc trưng sau:

  • Tự đưa ra những phán đoán của riêng mình: Những thay đổi nội tiết tố và phát triển thần kinh đã làm tăng khả năng nhận thức và trí tuệ của trẻ vị thành niên. Trẻ bắt đầu có những khả năng suy luận mạnh mẽ hơn, tư duy logic… và thường tự đưa ra những ý kiến của riêng mình.
  • Luôn muốn khẳng định bản thân: Trẻ thường cho mình đã là người trưởng thành và thường thích bắt chước người lớn.
  • Muốn độc lập: Trẻ dần khép kín và tách rời gia đình, thích gắn bó thân thiết với bạn bè cùng trang lứa hơn. Họ ngày càng muốn khẳng định quyền tự chủ hơn đối với các quyết định, cảm xúc và hành động của mình và từ bỏ sự kiểm soát của cha mẹ.
  • Dễ bị tổn thương: Năng lực xử lý các vấn đề xã hội của trẻ vị thành niên vẫn trong giai đoạn hình thành. Do đó, trẻ chưa thể làm chủ và dễ bị tổn thương bởi các mối quan hệ xã hội như là: tình bạn, tình cảm khác giới…

Cách dạy con tốt nhất giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì chính là sự động viên của bố mẹ về mặt tinh thần. Có thể nói cha mẹ và sự phát triển của trẻ luôn song hành cùng nhau.

Tuy nhiên, phụ huynh đừng quá lo lắng khi thấy con có những thay đổi tính cách bất thường ở tuổi dậy thì, có thể kể đến như: trẻ trở nên ương bướng, kết quả học tập sa sút… Khi phát hiện con có sự khác thường, bạn nên cùng con tâm sự, chia sẻ những khó khăn mà con đang gặp phải. Từ đó, giúp trẻ tìm ra hướng đi, cách giải quyết phù hợp.

1. Thường xuyên trò chuyện cùng con

Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc trẻ em đặc biệt hơn vào giai đoạn tuổi dậy thì. Những biểu hiện nhỏ như mệt mỏi, chán ăn, lo sợ… có thể là bệnh hoặc cũng có thể là những thay đổi của lứa tuổi dậy thì. Đặc biệt là những triệu chứng như trì trệ, ít nói, thiếu năng động trong sinh hoạt cũng như học hành. Vì vậy, bạn nên thường xuyên trò chuyện cùng con để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Từ đó, giúp bạn hiểu được những suy nghĩ của con, kịp thời đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

 

2. Dạy trẻ vị thành niên suy nghĩ tích cực

Không chỉ riêng con cái, người lớn cũng có lúc rơi vào trạng thái tiêu cực. Và nếu quá trình đó diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và cả việc học tập của con. Ở giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì này, trẻ cần một lối suy nghĩ tích cực hơn. Đây là giải pháp tốt nhất dành cho con. Bằng những hành động đơn giản như: khen ngợi con, cho con cảm giác hạnh phúc, tin rằng con có thể thay đổi suy nghĩ của mình…

3. Tạo cơ hội cho trẻ vị thành niên tham gia các hoạt động xã hội

Tùy vào độ tuổi mà phụ huynh có thể tạo điều kiện cho con thói quen giao tiếp, hòa nhập với môi trường xung quanh, tham gia các buổi sinh hoạt chung trong cộng đồng. Cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng sống bằng cách tạo cho con nhiều cơ hội để con tự giải quyết và xử lý các vấn đề cũng như mạnh dạn gặp gỡ mọi người. Đó là cách nuôi dạy con thông minh mà cha mẹ cần biết.

Khi tham gia các hoạt động cộng đồng, trẻ sẽ có được những cảm giác tích cực. Điều này giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, lạc quan. Từ đó, trẻ không còn cảm thấy buồn rầu, chán nản, từng bước đưa trẻ thoát khỏi khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

 

 

Hơn nữa, hoạt động cộng đồng có thể nâng cao sự tự tin của trẻ. Trẻ có thể giao tiếp với mọi người; đưa ra những cách giải quyết vấn đề; xây dựng kỹ năng sống cũng như khả năng làm việc trong môi trường năng động. Đây cũng là nền tảng để rèn luyện sức khỏe tinh thần và thể chất cho trẻ. Từ đó, giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì.

Ngoài ra, các phụ huynh hãy tăng cường cho trẻ đọc sách, đặc biệt là những dòng sách viết về tuổi teen, sách tâm lý, sách bồi dưỡng tâm hồn để trẻ có thêm những nhìn nhận đúng đắn về lứa tuổi của mình.

CÁC TỰA SÁCH HOT DÀNH CHO TEEN TẠI VIỆT AN BOOKS:

1, Ơ kìa! Tuổi thơ – Đào Thiên An

2, Nhật kí tuổi teen – Mẹ hãy buông tay để con được lớn – Đào Thiên An

3, Nhật kí tuổi teen – Vì mình là cô gái tuổi teen – Đào Thiên An

3, Cuộc sống bao điều hay tập 1, 2 – Đào Thiên An

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image