Tại sao việc rèn luyện trí tuệ xúc cảm lại ngày càng trở nên quan trọng? 

Tại sao việc rèn luyện trí tuệ xúc cảm lại ngày càng trở nên quan trọng? 

“… Dù tiến bộ nhanh nhưng chúng ta lại đang tự nhốt mình. Máy móc đem tới sự dư thừa song ta vẫn cảm thấy thiếu thốn. Kiến thức dễ khiến ta trở nên hoài nghi, đố kỵ, vô cảm và bạo tàn. Chúng ta suy nghĩ nhiều nhưng lại cảm nhận quá ít (we think too much but feel very little) …”

Đó là những lời “gan ruột” của vua hài Charlie Chaplin trong phim Nhà độc tài vĩ đại (The Great Dictator, 1940). Sau hơn 80 năm, nhận định ấy lại càng trở nên đúng đắn, cả trong đời sống lẫn công việc.

Đôi khi, chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ ( intelligence quotient). Đó quả thật là một cách hiểu phiến diện, bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lí trí mà quên mất rằng các xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng để con người mang đầy đủ “tính người”, cũng như có thể đạt được thành công trong cuộc sống.

Cảm xúc ảnh hưởng đến các khía cạnh đời sống của chúng ta như thế nào?

Các cảm xúc rất cần thiết bởi vì chúng mang lại những lợi thế giúp ta có thể sống một cuộc đời viên mãn hơn. Một trong những lợi thế đó là cảm xúc giúp ta học hỏi từ những ký ức. Khi bộ não lưu trữ các trải nghiệm, nó không chỉ thu thập những sự kiện. Nó còn ghi lại cảm giác của ta, và chính chúng giúp ta học được từ trải nghiệm. Ví dụ, nếu một cậu bé chạm vào một chiếc lò nóng, cậu sẽ trải nghiệm nỗi đau lớn. Suy nghĩ về việc chạm vào một chiếc lò khác trong tương lai sẽ đi kèm với với trí nhớ về sự đau đớn đó. Vì vậy, chính những cảm giác này sẽ ngăn cậu ngừng tự làm hại mình một lần nữa. Một giá trị khác của cảm xúc là chúng giúp ta diễn giải những cảm giác của người khác, từ đó hỗ trợ cho việc dự đoán hành động của họ. Cảm xúc cũng thúc đẩy hành động của chúng ta. Ta cần xúc tác cảm xúc để có thể phản ứng nhanh.

Tuy nhiên, đôi khi các cảm xúc cũng có thể làm sai lệch phán đoán và khiến ta hành động phi lý trí. Các cảm xúc là những công cụ quan trọng để ta có thể hiểu và tương tác với môi trường. Tuy nhiên, chúng cũng có lỗi và có thể khiến ta mắc sắc lầm. Một trong những lỗi thường xảy ra khi ta trở nên bị kích động quá mức. Để có thể ra phán xét sáng suốt, ta cần phải tư duy mạch lạc. Giống như người tung hứng, tâm trí của ta chỉ có thể giải quyết một vài công việc một lúc. Và khi ở trạng thái quá phấn khích, suy nghĩ của ta sẽ ngập tràn những cảm xúc mạnh mẽ. Vì vậy, não không còn chỗ cho tư duy lý trí, khiến những đánh giá của ta bị thiên kiến.

Vậy làm sao bạn có thể tận dụng sức mạnh của cảm xúc mà không bị chúng áp đảo?

Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới các xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ. Các nhà tâm lí học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng cho nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ xúc cảm”.

Trí tuệ xúc cảm là gì?

Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence – EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

Tại sao việc rèn luyện trí tuệ xúc cảm lại ngày càng trở nên quan trọng? 

Bạn có thể nghĩ nhờ vào chỉ số IQ cao – những người tài giỏi nhất, sẽ có cơ hội sống hạnh phúc cao nhất. Tuy nhiên trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng ngang với IQ trên con đường dẫn vinh quang. Bằng chứng cho thấy những người có EQ cao có khả năng thành công nhiều hơn.

Thử lấy ví dụ về câu chuyện của A: một người được đào tạo bài bản và tham vọng; nhưng lại khó thăng tiến, thường xuyên nhảy việc. Trong khi B, mặc dù không được đào tạo bài bản bằng A; và chỉ tình cờ rẽ ngang sang làm kinh doanh cho một tập đoàn lớn; song lại đang đạt được vị trí mà nhiều người phải mơ ước. B tốt bụng, biết lắng nghe và quan tâm đến người khác. Cô là người có thiên hướng giải quyết vấn đề, ít chịu lùi bước trước nghịch cảnh; thậm chí còn khai thác được cơ hội từ đó. Cô luôn sẵn lòng hỗ trợ, là chỗ dựa vững chắc, có ảnh hưởng lớn đối với các đồng nghiệp. Sếp tổng (CEO công ty) cảm thấy may mắn vì có được một trợ thủ như B; và luôn tán dương cô là người có trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence) cao.

Chính vì vậy, việc rèn luyện EQ cho trẻ từ bé là một việc vô cùng quan trọng. Vào ngày mai, Việt An Books sẽ bật mí cho bạn một “bảo bối” tuyệt vời trong việc rèn luyện EQ cho trẻ đến từ tủ sách của nhà Việt An Books nhé!

Nguồn: Sưu tầm

—————————————–
Hotline: 024.22609699/ 0967719097 (zalo)
Địa chỉ: 96B Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – HN

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image