Những điều cha mẹ nên biết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 -10 tuổi

Những điều cha mẹ nên biết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 -10 tuổi

Như chúng ta đã thấy, tính cách và sự phát triển tư duy của một đứa trẻ đa phần phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ. Để một đứa trẻ phát triển toàn diện thì phụ huynh nên chọn phương pháp giáo dục khoa học và phù hợp nhất cho con. Và không có gì quan trong hơn việc chúng ta cần trang bị cho trẻ kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. Vậy giáo dục kỹ năng sống là gì? Chúng ta nên dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào? Hãy cùng Việt An Books tìm hiểu những điều liên quan đến chủ đề này nhé!

1. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là gì?

Mỗi người sinh ra và lớn lên đều mang trong mình những tố chất và những kỹ năng sống khác nhau. Bởi mỗi người sẽ có những nhận thức về cuộc sống của riêng mình, từ đó hình thành nên những tính cách riêng, suy nghĩ riêng. Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách, nó phụ thuộc vào môi trường sống, văn hóa… Vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là gì? Giáo dục kỹ năng sống chính là quá trình giảng dạy với mục đích giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, những hành động mang tính tích cực. Nó liên quan mật thiết tới nhận thức và thái độ của cá nhân. Giúp trẻ tự ý thức được những hành vi của mình, để sau này trang bị thêm những kỹ năng cần thiết trong quan hệ xã hội, công việc, phản ứng nhanh nhạy với những thử thách trong cuộc sống.

 2. Tại sao chúng ta phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ?

Tâm hồn của trẻ được ví như những trang giấy trắng, rất dễ bị “vấy bẩn” bởi các tác nhân bên ngoài nếu không được dạy dỗ, bảo ban một cách đúng đắn và kịp thời. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ sớm là một việc làm hết sức cần thiết. Điều này giúp trẻ có thể phát triển toàn diện trên mọi khía cạnh như: nhận thức, tình cảm, thể chất và ngôn ngữ. Trẻ sẽ có cái nhìn đa chiều, tư duy một cách toàn diện về cuộc sống.

Về thể chất: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  từ sớm không chỉ giúp trẻ có sức khỏe tốt mà còn có một tinh thần bền bỉ và kiên trì. Thông qua quá trình giảng dạy và các bài học thực tế về cuộc sống sẽ giúp trẻ sớm thích ứng với các điều kiện sống khác nhau, rèn luyện tính tự lập, sự dẻo dai và khéo léo.

– Về tình cảm: Một đứa trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, hay cáu gắt, không biết quan tâm đến người khác là khi đứa trẻ đó không được giáo dục, trang bị kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, và biết giúp đỡ người khác, sống có tinh thần trách nhiệm hơn với mọi người.

 

 

– Về nhận thức: Khi trẻ sẽ được tiếp cận với những nền tảng kiến thức mới, sẽ có những cái nhìn đa chiều về cuộc sống nếu được học những kỹ năng sống cơ bản. Việc làm này góp phần thúc đẩy ý thức học hỏi của trẻ, kích thích niềm đam mê khám phá, tìm tòi trong trẻ.

– Về ngôn ngữ – giao tiếp: Một đứa trẻ sẽ dần trở nên khép kín, tự ti, ít nói khi không được dạy dỗ những kỹ năng sống cơ bản. Ngược lại, đối với một đứa trẻ được dạy dỗ tốt sẽ trở nên hoạt bát, tự tin trong giao tiếp. Luôn biết cách ứng phó với mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống.

3. Những điều cần biết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng con còn quá nhỏ thì không nên khắt khe trong cách dạy dỗ, ứng xử, nhưng đó lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động lệch lạc của trẻ. Với trẻ trong lứa tuổi mầm non, việc được rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết sẽ giúp trẻ có tính tự lập cao.

  • Dạy cho con những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống

Tự lập là đức tính quý giá rất cần thiết đối với mỗi đứa trẻ. Lên 2 tuổi các bé đã có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh, cũng là giai đoạn đầu đời để cha mẹ áp dụng các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống tốt nhất. Các kỹ năng này thường bao gồm:

+ Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: ba mẹ có thể dạy các con những kỹ năng thường ngày như tự đi, tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân, biết dọn đồ chơi sau khi chơi xong.

+ Kỹ năng giữ gìn vệ chung: không được xả rác bừa bãi nơi công cộng, sau khi đi vệ sinh phải xả nước..v.v.

+ Kỹ năng giúp đỡ mọi người xung quanh: đối với những trẻ lớn hơn (3-5 tuổi) cha mẹ nên dạy các bé cách quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ mọi người. Các bé có thể làm những công việc nhẹ nhàng như lấy bát đũa ăn cơm, nhặt rau, tưới cây… Những hành động này giúp bé linh hoạt hơn, cũng như nhận thức của bé phát triển toàn diện hơn.

  • Cha mẹ cần kiên nhẫn với con để rèn tính tự lập cho trẻ

Phương Tây có một cách dạy con độc đáo là đứng nhìn con vấp ngã và để con tự đứng lên. Ở Việt Nam, phụ huynh thường bao bọc con cái rất nhiều. Họ đứng ngồi không yên mỗi khi con vấp ngã, hoặc thậm chí việc con khóc cũng làm cha mẹ cảm thấy xót xa. Chúng ta không nên dạy con theo cách này, bởi trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 đã bắt đầu có tính tò mò rất lớn. Trẻ có thể học rất nhanh, bắt chước và làm theo người lớn. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát xem con đã làm đúng hay chưa. Nếu chưa làm đúng thì cần khắc phục bằng cách hướng dẫn cho con.


  • Phân công các công việc hằng ngày phù hợp cho trẻ

Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc riêng của mình, nhưng cùng chung mục đích là giữ gìn tổ ấm một cách trọn vẹn, vì vậy mỗi hành động, lời nói của bố mẹ đều có tác động rất lớn tới nhận thức của trẻ. Đặc biệt trong giai đoạn 4-6 tuổi trẻ đã nhận thức được mọi hoạt động, hành vi trong cuộc sống của mình cũng như của người khác. Cha mẹ có thể phân công các công việc thường ngày phù hợp với trẻ như cất đồ đạc cho mẹ mỗi khi đi làm về, quét nhà cửa, tự dọn phòng…

  • Xây dựng tính tổ chức, nề nếp trong gia đình

Trẻ em rất dễ học theo những lời nói và hành động của người lớn. Vì vậy trước mặt con cái, cha mẹ không nên có những lời nói hay hành động không hay để khiến trẻ có cái nhìn sai lệch. Gia đình nào cũng cần có nề nếp và quy định riêng. Cha mẹ nên dạy cho trẻ tiếp nhận những nề nếp từ khi còn nhỏ để con có thể tự lập trong cuộc sống của mình.

Vừa rồi là những điều cần biết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà phụ huynh nào cũng nên biết. Mong rằng với những thông trên Việt An Books đã tổng hợp được phần nào giúp ích cho hành trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của các bậc phụ huynh.

Dưới đây là những đầu sách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 – 10 tuổi có tại Việt An Books:

 

  • SERI 5 TẬP CHUYỆN CỎN CHUYỆN CON
  • MÈO MÍT HỌC VÕ
  • MÈO MÍT THÍCH ĐÁ BÓNG
  • MÈO CON BÊNH VỰC BẠN
  • MÈO CON NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT
  • CHÚ CHÓ THÔNG MINH VÀ TỐT BỤNG
  • GIẤC MƠ KÌ LẠ CỦA CÔ BÉ HẠT TIÊU
  • MÂY TRẮNG VÀ HÀNH TRÌNH GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image