Những câu tục ngữ được ông cha ta sáng tạo ra và lưu truyền đến ngày nay. Sở dĩ người xưa dùng tục ngữ làm vũ khí sáng tác mang tính giáo dục là vì:
– Tục ngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác, dễ nhớ và dễ truyền miệng.
– Ngôn ngữ hàm súc, ít lời nhưng nhiều ý.
– Có hình ảnh phong phú.
– Có vần nhịp.
– Có nhạc điệu.
Tục ngữ là những kinh nghiệm sống có tính trí tuệ, thiên về lý tính. Chính vì tính triết lí và được đúc kết từ kinh nghiệm sống nên tục ngữ có giá trị to lớn trong xã hội ngày xưa, là hình thức để răng dạy con người. “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên ta sống phải có trước có sau nhân nghĩa thủy chung; “ Có công mài sắt có ngày nên kim”, “Giận quá mất khôn” khuyên chúng ta phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn không nên buông xuôi từ bỏ lý tưởng và trong cuộc sống không nên hồ đồ, hành động không suy nghĩ để rồi phải hối tiếc về hậu quả mình gây ra. Không những khuyên răn, dạy bảo, thành ngữ, tục ngữ còn đề cao, coi trọng nét đẹp bên trong, vì thế đã có câu “ Cái nết đánh chết cái đẹp”. Đặc biệt hơn nữa, ông cha ta còn đúc kết những kinh nghiệm dành cho những người lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp dựa và tự nhiên.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Qua một số câu tục ngữ trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ với xã hội. Nó như hồi chuông cảnh tỉnh để nhắc nhở về lối sống đạo đức, nhân nghĩa, góp phần hoàn thiện những vẻ đẹp về vật chất lẫn tinh thần. Học thành ngữ, tục ngữ chính là học những bài học làm người, rèn luyện đạo đức của chính mình.
Add Comment