CÓ NÊN GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ HAY KHÔNG?

CÓ NÊN GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ HAY KHÔNG?

Trong một vài năm trở lại đây cụm từ giáo dục sớm được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như có rất nhiều cơ sở giáo dục và các kênh giáo dục trực tuyến dựa trên nền tảng giáo dục sớm ra đời. Nhưng các bậc phụ huynh có thực sự hiểu “giáo dục sớm cho trẻ là gì không”? Và việc áp dụng giáo dục sớm cho trẻ có thực sự tốt? Vậy thì hãy để Việt An Books giúp bạn giải đáp những vấn đề này nhé!

1. Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm là phương pháp kích thích sự phát triển tối đa não bộ của trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0 – 3 tuổi. Hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu được hình thành ở tháng thứ hai trong giai đoạn bào thai, và bắt đầu phát triển dần trong các tháng tiếp theo, trẻ có thể kết nối với cha mẹ ngay từ tháng thứ 6 của thai kỳ, não bộ sẽ ngày càng hoàn thiện cho tới khi trẻ chào đời. Ngay khi vừa mới chào đời, não bộ của trẻ lại tiếp tục phát triển các kết nối của nơ-ron thần kinh thông qua các hiện tượng, sự vật, hình ảnh trẻ tiếp nhận trong khoảng thời gian từ 0 – 6 tuổi. Để tất cả các nơ-ron thần kinh được kết nối và kích thích toàn diện, não bộ của trẻ cần được tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài để hoạt động tốt hơn.

 

Giáo dục sớm không chỉ là bước đệm chuẩn bị kiến thức (IQ) cho trẻ vào lớp 1 mà còn giúp kích thích sự phát triển về mặt cảm xúc (EQ), các ứng xử xã hội cùng cơ hội phát triển thể chất nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp tạo tiền đề vững chắc cho việc học tập và hình thành nhân cách về sau của trẻ.

2. Áp dụng giáo dục sớm cho trẻ là đúng hay sai?

Đã có rất nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi: “Giáo dục sớm có thực sự tốt cho trẻ”? Và Việt An Books xin được làm rõ vấn đề này!

Giáo dục sớm là một thành tựu của nghiên cứu khoa học hiện đại về tiềm năng con người. Có khá nhiều nghiên cứu giáo dục sớm đã chỉ ra rằng: Cung cấp những trải nghiệm phong phú sáng tạo một cách đầy hứng khởi ngay từ khi trẻ còn ở lứa tuổi sơ sinh cho đến mầm non sẽ hình thành nên những kết nối thần kinh dày đặc, thúc đẩy hoàn toàn khả năng nhận thức và tiếp thu tối đa cho cả cuộc đời trẻ.

Nhiều cha mẹ lo lắng rằng giáo dục sớm cho trẻ khi còn nhỏ có phải là một hình thức thúc ép trẻ học quá sớm hay không? Các phương pháp giáo dục sớm đều được nghiên cứu và phát triển dựa trên sự hứng thú của trẻ với phương châm học mà chơi, chơi mà học. Những phương pháp dạy con thông minh này bản thân nó đã là một kế hoạch thông minh để trẻ thích học và không cảm thấy đó là áp lực nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

3. Nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ như thế nào?

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ thực chất không hề phức tạp như nhiều người nghĩ. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và là người đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình học tập đầy thú vị này. Chính vì thế, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp này một cách tự nhiên, đan xen trong quá trình sinh hoạt hằng ngày để trẻ dần hoàn thiện về mặt tri thức. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên ép buộc về mặt thời gian thực hành, và phải đánh giá được kết quả mà trẻ đã đạt được sau khi áp dụng phương pháp giáo dục này. Mỗi ngày cha mẹ nên cùng con chơi, cùng con học đó chính là sợi dây gắn kết bền chặt nhất giữa cha mẹ và con cái. Từ đó giúp trẻ nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, tình yêu thương một cách hoàn hảo nhất.

 

 

Ngoài việc học những kiến thức cơ bản, cha mẹ cũng nên hướng dẫn cho trẻ tập những bài tập thể chất phù hợp với lứa tuổi để kích thích sự phát triển của hệ cơ, xương. Đồng thời, điều này cũng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Ví dụ, bài tập thể chất cho các bé từ 3 – 4 tháng tuổi là bài tập trườn, từ 5 – 6 tháng tuổi là bài tập bò, từ 8 – 9 tháng tuổi là bài tập vịn, đứng… Tùy thuộc vào mức độ phát triển về thể chất của trẻ mà cha mẹ lựa chọn cách thức luyện tập cho con.

Nhìn chung, hiện nay phương pháp giáo dục sớm cho trẻ không còn quá xa lạ đối với các phụ huynh. Mong rằng những thông tin Việt An Books đã chia sẻ vừa rồi phần nào giúp các phụ huynh có những cái nhìn rõ hơn về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. Đặc biệt, các phụ huynh cũng nên xây dựng cho trẻ thói quen đọc sách từ sớm để trẻ có cái nhìn đa chiều về cuộc sống cũng như có tư duy logic hơn về các vấn đề xã hội.

 

 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image