Tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có rất nhiều những bất ổn trong cảm xúc,hành vi bởi đây là giai đoạn giao thoa giữa tính cách trẻ con và sự trưởng thành nên các bạn thanh thiếu niên nhiều khi không làm chủ được cảm xúc của mình dẫn đến hai trường hợp “nổi loạn” và “trầm cảm. Vậy thì “Bồi đắp tâm hồn hay để trẻ trong độ tuổi dậy thì trầm cảm?” Các phụ huynh hãy cùng làm rõ điều này với Việt An Books nhé!
1. Những nguyên nhân và biểu hiện “trầm cảm”ở trẻ trong tuổi dậy thì
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình. Hiện nay giới trẻ đang phải đối mặt với vô vàn những cám dỗ ngoài xã hội trong đó có tình trạng nghiện game và lạm dụng chất kích thích. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì. Nặng nề hơn nữa là sức ép từ phía cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, đôi lúc chính sức ép ấy lại khiến các em rơi vào tình trạng trầm cảm tuổi học đường. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu đi những giây phút hạnh phúc giữa cha mẹ và con cái, không có những bữa cơm đầm ấm bên nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm ở các em học sinh, thiếu niên.
Dưới đây là những dấu hiệu bên ngoài cho thấy các em học sinh, thiếu niên trong tuổi dậy thì có thể bị trầm cảm nếu hội tụ đầy đủ các biểu hiện sau:
– Không quan tâm tới các hoạt động yêu ích: Đây là dấu hiệu báo động đầu tiên cho thấy trẻ có những thay đổi về tâm trạng. Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này để biết được trẻ đang rơi vào mức độ trầm cảm nào.
– Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Khi thấy trẻ thay đổi đồng hồ sinh học của mình, cha mẹ nên quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và giúp con cân bằng nhanh nhất có thể tình trạng này.
– Thiếu tương tác xã hội: Nếu trẻ vốn thân thiện, vui vẻ và hướng ngoại bỗng thu mình không muốn trò chuyện với mọi người và thường hay ở một mình, né tránh nơi đông người thì đó cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang rơi vào tình trạng trầm cảm.
– Nói về tự sát: Một đứa trẻ khỏe mạnh và tâm lý ổn định sẽ ít khi đề cập đến vấn đề chết chóc hay về tự sát. Nhưng nếu trẻ bắt đầu trở nên quá tò mò về tự sát, bắt đầu tìm kiếm các chủ đề, bài báo viết về tự sát thì cha mẹ không nên chủ quan với dấu hiệu này. Hãy nói chuyện với con về lý do trẻ tìm kiếm thông tin về tự sát và bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn về điều này.
– Thay đổi thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống có liên quan nhiều đến trạng thái tâm lý của con người, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên. Vì vậy, nếu con bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít, bạn nên chú ý nhiều hơn. Thay đổi thói quen ăn uống có thể do con bạn đang có những thay đổi về mặt tâm trạng mà bạn cần lưu tâm.
– Giảm sút thứ hạng trong học tập: Nếu trẻ bắt đầu sa sút về lực học cùng với những thay đổi về chế độ ăn, ngủ thì có thể do trẻ đang trải qua những biến đổi tâm lý sâu sắc. Đây là có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
– Quá nhạy cảm: Trẻ trong tuổi dậy thì bị trầm cảm thường có tâm trạng rất nhạy cảm. Điều này được thể hiện khi trẻhội thoại với cha mẹ, với những câu nói mang tính hờn dỗi như: “Bố mẹ không yêu con”, “Bố mẹ không có thời gian dành cho con”… là một trong những dấu hiệu đáng báo động.
– Thay đổi tâm trạng: Khó chịu, buồn bã, hiếu động, cô đơn, hạnh phúc thái quá là một số cảm xúc trẻ phải đối mặt khi bị trầm cảm.
2. “Nổi loạn” ở tuổi dậy thì và những hệ lụy của nó
Do thay đổi sinh lý và các tuyến nội tiết trong cơ thể nên trẻ trong độ tuổi dậy thì thường dễ dàng bị rối loạn tâm lý. Đặc biệt khi bị thêm áp lực về học tập hoặc những xung đột trong gia đình đặc biệt là từ phía bố mẹ sẽ dễ dàng khiến trẻ bị bị kích thích, hay nổi cáu một cách vô cớ. Trẻ có thể đánh bạn, gây lộn với các anh chị em trong gia đình, và đôi khi còn cãi lại hay có nhiều hành vi hỗn láo với cha mẹ hoặc với giáo viên ở trường. Chính những điều trên khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên dẫn tới xu hướng trẻ hay trốn học, cúp tiết, khó tập trung chú ý, thường xuyên lơ đễnh khi nghe giảng, trí nhớ bị giảm sút. Do vậy, trẻ sẽ khó có thể nhớ được nội dung bài học thầy cô giảng trên lớp, học tập sút kém, không nhớ được những điều bố mẹ dặn dò, dễ dàng bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào con đường tệ nạn.
3. Giúp trẻ bồi đắp tâm hồn – tránh xa với “trầm cảm” dậy thì
Theo giáo sư thần kinh học Gina Rippon, đến từ Đại học Aston (Anh), đã có những lý giải rất sâu sắc cho hành vi “nổi loạn” ở trẻ vị thành niên. Theo bà, cha mẹ và giáo viên không nên có những thái độ tiêu cực khi một đứa trẻ bỗng trở nên khó bảo vào giai đoạn vị thành niên. Sự nổi loạn ấy như một hệ quả tất yếu khi não bộ được nâng cấp từ trẻ em sang người lớn với nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhận thức và các hành vi của trẻ. Nói đúng hơn, sự nổi loạn có thể đơn giản là một chút “chập mạch” khi bạn cố nâng cấp “cỗ máy” não bộ của mình.
Vì thế, giai đoạn ẩm ương của tuổi dậy thì thực sự là dấu hiệu của quá trình tinh chỉnh các hoạt động thần kinh nhằm tạo ra những cư xử chín chắn, trưởng thành hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải “bó tay” trước mọi hành vi nổi loạn của con. Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển này của trẻ thì cha mẹ cũng nên đầu tư cho mình những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi dậy thì để đồng hành cùng con. Và cuốn sách cẩm nang đọc vị con gái trong tuổi dậy thì cho cha mẹ có tại Việt An Books đó chính là Nhật kí tuổi teen – mẹ hãy buông tay để con được lớn sẽ phần nào giúp cha mẹ giải quyết bài toán khó này. Thêm vào đó, cha mẹ cũng nên để con tự chuẩn bị hành trang “vào đời” của mình bằng việc giúp con trang bị những kiến thức, giải tỏa cảm xúc ở trạng thái bình thường nhất và giúp con tìm được những người bạn tốt để chia sẻ “cảm xúc thật” của mình. Và không gì tốt hơn khi trẻ tìm được một người bạn tinh thần nói hộ lòng mình như Nhật kí tuổi teen – Vì mình là cô gái tuổi teen.
Hi vọng những thông tin trên đã phần nào giúp cha mẹ có những góc nhìn tốt nhất về vấn đề “trầm cảm” của trẻ trong tuổi dậy thì, và Việt An Books sẽ luôn là người bạn tinh thần tuyệt vời giúp các bạn nhỏ bồi đắp tâm hồn, có những suy nghĩ lạc quan, tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp đang chờ đợi các em ở phía trước.
Add Comment