Bạo lực học đường và những điều cha mẹ nên giáo dục con

Bạo lực học đường và những điều cha mẹ nên giáo dục con

 

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn trong nhà trường. Đặc biệt hơn là tình trạng này diễn ra khá thường xuyên và với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, việc chọn cho trẻ một môi trường học tập lành mạnh, giúp trẻ phát triển được đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần được các phụ huynh vô cùng quan tâm.

1. Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất được các phụ huynh quan tâm. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Theo thống kê khác, cứ khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và cứ khoảng 11.000 học sinh thì có một em bị đình chỉ học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học trong toàn quốc gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, tính từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.000 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng. Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên.

2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bao lực học đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh dẫn đến bạo lực học đường trong đó phải kể đến:

  • Nguyên nhân từ bản thân các em

Từ 12-17 tuổi là giai đoạn các em có những chuyển biến tâm lý rất phức tạp, cái “tôi cá nhân” được đẩy lên rất cao. Đôi khi chỉ vì một xích mích nhỏ với bạn bè đồng trang lứa mà các em đã tỏ ra rất tức giận, tìm cách dằn mặt bạn mình.

 

 

Từ sự lệch lạc trong suy nghĩ, thiếu khả năng ứng xử hợp tình hợp lý với những mối quan hệ xung quanh, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến nhận thức sai lệch và hành động sai. Đồng thời, các em chưa định hình được lí tưởng sống, ước mơ, hoài bão của bản thân nên rất dễ xa đọa.

  • Nguyên nhân từ gia đình

Hiện nay, trong thời buổi kim tiền, các bậc phụ huynh thường dành nhiều thời gian và quan tâm cho công việc, những mối quan hệ bên ngoài mà lơ là trong việc chăm sóc, dạy dỗ và định hướng cho con cái. Nhiều gia đình, chỉ biết chu cấp đầy đủ tiền bạc để con tiêu xài, phung phí mà quên đi việc quan tâm đến đời sống tinh thần của con. Chính việc nuông chiều về vật chất của cha mẹ, dẫn đến việc đẩy con xa ngã và có thể rơi vào “cạm bẫy” vô hình của xã hội.

Thêm vào đó, nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là gia đình trẻ lại xuất hiện tình trạng bạo lực như: chồng đánh vợ, cha đánh con vô hình chung đã gieo rắc vào đầu những đứa trẻ sự tổn thương tâm hồn tạo nên những mầm mống bạo lực.

  • Nguyên nhân từ nhà trường

Trong xu thế phát triển như hiện nay, khi mà các trường học tập trung giảng dạy về kiến thức văn hóa, chạy theo căn bệnh thành tích mà thiếu sự theo dõi sát sao, khuyên răn và ngăn chặn kịp thời những trường hợp ẩu đả giữa các bạn nữ sinh hoặc nam sinh với nhau.

Đồng thời, sự tha hóa về đạo đức, nhân cách của một bộ phận giáo viên đã làm mất đi vẻ đẹp vốn có của giáo dục. Trong khi đó, những tấm gương sáng của thầy cô để học sinh noi theo và học tập lại rất ít hoặc chưa thực sự xứng đáng.

  • Nguyên nhân từ xã hội

Còn một nguyên nhân mà chúng ta không thể không nói đến là do tác động của mặt trái xã hội đến các em học sinh. Hằng ngày, trẻ thường xuyên chứng kiến những vụ ẩu đả, đánh nhau tại nơi mình sinh sống hoặc trên phim ảnh, game bạo lực… khiến nhiều em học sinh bị tiêm nhiễm và thực hành theo.

3. Các biện pháp khắc phục

Nếu mỗi người, mỗi gia đình đều chung tay góp sức vì một môi trường học đường không bạo lực thì tình trạng đó sẽ giảm đi đáng kể. Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường hiện nay thì các bậc phụ huynh và nhà trường nên:

Giáo dục ý thức của trẻ:

Mỗi gia đình cần có định hướng, giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ có lòng nhân ái được gieo trồng bên trong mỗi đứa trẻ thì cái ác, cái xấu mới bị đẩy lùi.

Muốn vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ biết yêu thương tất cả mọi người xung quanh, biết nhẫn nhịn và vị tha. Tạo lập cho trẻ thói quen đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ và giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, tránh xa các trò chơi bạo lực vô bổ.

 

 

Cha mẹ nên cùng trẻ chia sẻ những nỗi niềm riêng tư. Việc cha mẹ gần gũi, quan tâm con sẽ kịp thời ngăn chặn được những hành động thiếu suy nghĩ của các em hoặc tránh để con mình bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những vụ đánh nhau tập thể.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm, hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn để khơi gợi trong các em tình yêu thương và sự san sẻ, biết trân trọng hơn những gì mà các em đang có, cố gắng học tập và sống có ích hơn.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, các phụ huynh nên cho các em đi học những lớp học tâm lí, có những buổi giao lưu với thầy cô và các bạn sẽ là sân chơi lành mạnh dành cho các em, giúp các em tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giao tiếp.

Về phía nhà trường:

Các giáo viên cần chú trọng song song giữa việc bồi dưỡng tri thức và giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện kĩ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ học ngoại khoá các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh.

Các giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm, chia sẻ với các em như những người bạn, để kịp thời giải tỏa những vướng mắc, xích mích giữa các học sinh, xây dựng một môi trường học thân thiện, đoàn kết. Đồng thời, các giáo viên cũng cần cung cấp những số điện thoại nóng để có thể hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực học đường.

Mong rằng với những thông tin bổ ích mà Việt An Books đã tổng hợp phía trên, phần nào giúp các phụ huynh có những cái nhìn rõ nét về vấn nạn học đường và có những biện pháp riêng của mình trong việc giáo dục con cái, tránh được những hậu quả không mong muốn xảy ra.

 

CÁC PHỤ HUYNH CÓ THỂ THAM KHẢO NHỮNG TỰA SÁCH HAY, BỒI DƯỠNG TÂM HỒN CHO HỌC SINH CỦA VIỆT AN BOOKS NHƯ:

 

  1. Ơ kìa! Tuổi thơ – Đào Thiên An
  2. Nhật kí tuổi teen – Mẹ hãy buông tay để con được lớn – Đào Thiên An
  3. Nhật kí tuổi teen – Vì mình là cô gái tuổi teen – Đào Thiên An
  4. Cuộc sống bao điều hay tập 1, 2 – Đào Thiên An

 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image