Bí kíp giúp bé tăng chỉ số EQ hiệu quả nhất

Bí kíp giúp bé tăng chỉ số EQ hiệu quả nhất

Chỉ số trí tuệ xúc cảm (EQ) là khả năng hiểu và kiểm soát ngôn ngữ cảm xúc của cơ thể con người. Có nhiều bé ngay từ khi còn nhỏ đã có thể tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, dễ đồng cảm với những người xung quanh, nhưng ngược lại, có những bé lại không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, dễ nổi nóng, tức giận. Chỉ số EQ rất quan trọng, nó giúp trẻ kiểm soát sự lo âu và kìm nén những cơn giận dữ… EQ không chỉ giới hạn ở sự thấu cảm, mà còn bộc lộ qua trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường, cân bằng áp lực cuộc sống… Nếu như IQ có thể trau dồi, phát triển qua sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua đời sống, ngôn ngữ giao tiếp.

Những cấp độ của chỉ số cảm xúc (chỉ số EQ)

Nhận biết: Bé có thể nhận biết được chính xác cảm xúc của bản thân lúc này là gì và có thể biết được cảm xúc của những người xung quanh trong thời điểm hiện tại.

Thấu hiểu: Sau mức độ nhận biết, bé phải có khả năng hiểu sâu, cặn kẽ tình trạng cảm xúc của mình và của những người khác, cùng những yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái cảm xúc và cách để điều khiển, chế ngự nó. (Ví dụ: tại sao mình buồn, mình vui, tại sao mình lại làm cho bố mẹ tức giận…)

– Đáp lại: Khi trẻ thấu hiểu cảm xúc của mình và người khác, trẻ sẽ có khả năng mô tả và đáp lại cảm xúc của mình, cũng như của người khác. Chính điều này đã giúp trẻ biết thông cảm, chia sẻ tâm tư, suy nghĩ của mình với mọi người.

– Làm chủ: Điều này vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé. Khi bé có thể làm chủ, học cách chế ngự cảm xúc của mình thì khả năng bé phát triển tư duy rất cao, bé sẽ hòa đồng, có những ứng xử hợp lý hơn trong cộng đồng.

Thực sự lắng nghe con

Cha mẹ nào cũng muốn con lớn lên tự tin, biết quản lý cảm xúc, biết bày tỏ chính kiến. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nhìn nhận con như một cá thể độc lập, con cần có tiếng nói riêng khi còn nhỏ. Nếu trong quá trình nuôi dạy con, bạn thường xuyên áp đặt suy nghĩ cá nhân của mình lên con, kiềm chế cảm xúc của con; khi con buồn bã, con tức giận không quan tâm thì khó trách sau này đứa trẻ lớn lên sẽ sống thiếu trách nhiệm và ít quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Cha mẹ nên nhớ rằng: bất kỳ đứa trẻ nào cũng có nhu cầu cảm xúc riêng của mình. Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không được làm theo suy nghĩ chủ quan của mình, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Hãy thực sự chú ý tới con, khi trẻ biểu lộ những cử chỉ ngôn ngữ cảm xúc chân thật nhất. Hãy cẩn thận mỗi khi đưa ra những lời nhận xét, hay phê phán vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến sự tự tin của trẻ.

 

 

Hãy thể hiện tình yêu thương với trẻ mỗi ngày

Phụ huynh đừng nghĩ chỉ yêu con và để trong lòng là đủ. Muốn trẻ cảm nhận và thấu hiểu, cha mẹ cần phải thể hiện cho trẻ thấy được điều đó. Hãy ôm, hôn trẻ và nói yêu trẻ nhiều nhất có thể. Điều đó sẽ làm tăng tính gần gũi, chia sẻ cảm xúc giữa bố mẹ và con cái. Khi trẻ làm điều gì đó tích cực, cha mẹ nên dành những lời khen ngợi đúng mực và kèm theo những cử chỉ cảm xúc thể hiện sự hài lòng dành cho trẻ. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số thông minh IQ luôn được trau đồi và bồi đắp mỗi ngày.

Dạy con nhận diện cảm xúc qua những trò chơi, câu chuyện cảm xúc

Trẻ tiếp thu kiến thức rất nhanh thông qua hình ảnh và sự trải nghiệm thực tế. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động tạo ra các tình huống, các trò chơi để thu hút trẻ, đồng thời giúp trẻ thể hiện được cảm xúc thật của bản thân. Phụ huynh có thể cùng trẻ xem phim, đọc sách, đặc biệt, chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách cho trẻ. Phụ huynh có thể đọc cho trẻ nghe hoặc để trẻ tự đọc khi trẻ đã có khả năng nhận thức về ngôn ngữ. Thông qua những câu chuyện, hình ảnh có trong sách trẻ sẽ dễ đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề trong cuộc sống hơn. Đồng thời, phụ huynh cũng nên cho con có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, những buổi học thực tế, các lớp kĩ năng mềm để trẻ được giao lưu học hỏi và cởi mở hơn với những người mới quen.

 

 

Làm gương cho con noi theo

Không có bài học nào tốt hơn những bài học thực tế mà cha mẹ dạy bảo cho con. Những cử chỉ, hành động, lời nói của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ, hành động của trẻ. Hãy luôn để ý đến cảm xúc của chính mình, bình tĩnh, hạn chế các hành động thiếu kiểm soát, và sử dụng những ngôn từ thiếu lịch sự khi tức giận. Bằng cách này phụ huynh đã cho trẻ thấy thậm chí ngay cả những cảm giác khó chịu nhất chúng ta cũng có thể kiềm chế được.

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi của Việt An Books phần nào đã mang tới các quý phụ huynh những thông tin bổ ích trong việc giúp bé tăng chỉ số EQ hiệu quả nhất. Hi vọng những đứa trẻ của bạn sẽ lớn lên khỏe mạnh, có thể phát triển tối đa chỉ số EQ và IQ cao nhất.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image