Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Chính vì thế mà tỷ lệ học sinh mắc trầm cảm cũng ngày càng gia tăng, do áp lực từ gia đình, áp lực từ việc học tập, thi cử khiến tâm lý các em luôn bị đè nặng. Chính vì vậy các phụ huynh và thầy cô cần phải quan tâm tới các bạn học sinh hơn nữa để có thể nhận ra sớm những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm và có biện pháp khắc phục kịp thời, cùng các em vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc sống!
Trầm cảm và những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, khiến chúng ta có cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử, và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè. Thậm chí với những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể khiến bạn suy nghĩ đến việc tự tử. Hiện nay, tình trạng trầm cảm ở học sinh ngày càng gia tăng và hậu quả để lại cũng vô cùng nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cần có biện pháp quan tâm hỗ trợ các em kịp thời, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Trầm cảm ở học sinh thường có các dấu hiệu sau:
- Luôn có cảm giác bản thân vô giá trị: Ở độ tuổi học sinh mà con bạn luôn có cảm giác bản thân vô dụng, cuộc sống không có giá trị gì thì các bậc phụ huynh nên cảnh giác vì rất có thể con bạn đã mắc phải chứng bệnh trầm cảm.
- Luôn có cảm giác buồn mà không có lý do: Tình trạng các em học sinh có biểu hiện ảm đạm, trầm lắng mà không có lý do chính đáng, đồng thời tần suất xảy ra tình trạng này liên tục thì các bậc cha mẹ cần quan tâm, tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua giai đoạn này bởi rất có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo con bị trầm cảm.
- Luôn cảm thấy tức giận: Đối với các bạn học sinh thì phần lớn thời gian các em đều dành cho việc học, nhưng phải cân đối giữa việc học tập và những xúc cảm của tuổi mới lớn mà đôi khi các em sẽ cảm thấy chán nản, có xu hướng dễ tức giận hơn, sẽ có những hành động như la hét, đập phá, chống đối… tình trạng này nặng hơn sẽ dẫn đến trầm cảm.
- Luôn có cảm giác mệt mỏi: Nếu thấy các em học sinh luôn có biểu hiện mệt mỏi và tình trạng này còn kéo dài mãi không dứt thì cha mẹ và thầy cô nên chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh trầm cảm đang đến gần các em học sinh.
- Thích ở một mình: Bất kể ai cũng muốn có không gian riêng tư cho bản thân, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên nếu thấy trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè, gia đình, người thân và xã hội thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể đang mắc trầm cảm và cần được quan tâm của bố mẹ, thầy cô.
- Mất hứng thú trong công việc, sở thích: Khi thấy trẻ mất hứng thú với tất cả các công việc, kể cả các công việc trước đây mà trẻ cực kỳ yêu thích, và tự xin rút lui khỏi các hoạt động tập thể, có cảm giác như những thứ đó gây phiền toái cho mình thì rất có thể đây là biểu hiện trẻ bị đang gặp vấn đề về tâm lý, và rất có thể đó là trầm cảm.
- Luôn bị ám ảnh bởi việc tự tử hoặc cái chết: Ở tuổi đi học là giai đoạn trẻ đang phát triển cả tâm lý lẫn sinh lý, nếu các câu chuyện của trẻ chỉ xoay quanh việc tự tử, cái chết, tự sát thì cha mẹ không được bỏ qua dấu hiệu này và nên hành động nhanh chóng giúp trẻ thoát ra khỏi tình trạng bất ổn tâm lý này. Dấu hiệu này cực kỳ nguy hiểm cảnh báo trẻ bị mắc trầm cảm.
Ngoài các dấu hiệu trên thì còn có các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng trầm cảm ở học sinh như: Luôn có thái độ thù địch với cha mẹ và xã hội, trở lên thèm ăn hơn, thay đổi thói quen ngủ… Lúc này phụ huynh và nhà nhà trường cần quan tâm đến các em hơn nữa, có các biện pháp phù hợp đồng hành và chia sẻ cùng các em, giúp các em thoát khỏi tình trạng tâm lý bất ổn này, tránh các hậu quả nghiêm trọng do trầm cảm ở học sinh gây ra.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở học sinh?
Trầm cảm ở học sinh bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân khách quan: Trầm cảm ở học sinh cũng xuất phát từ những áp lực cuộc sống, những đòi hỏi về sinh tồn, điều này không những ảnh hưởng đến người lớn mà cả trẻ em cũng phải chịu chung áp lực đó. Học sinh đang ngày càng chịu sự kỳ vọng lớn đến từ cha mẹ, chính vì thế các bậc phụ huynh càng quan tâm đến việc học hành, sinh hoạt của trẻ hơn. Việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ nhưng phụ huynh lại không đồng hành cùng con, quan tâm con không đúng cách sẽ vô hình tạo áp lực cho trẻ khiến các em dễ mắc phải chứng trầm cảm. Áp lực từ bài vở, từ các kỳ thi, áp lực từ sự kỳ vọng kết quả học tập của gia đình đè nặng khiến các em học sinh mệt mỏi, tâm trí hỗn loạn, sợ hãi, tình trạng này kéo dài liên tục trong một thời gian sẽ đẩy các em đến trầm cảm và những hậu quả nguy hiểm tiềm ẩn đều có thể xảy ra.
Nguyên nhân chủ quan: Đó là khả năng chống lại những áp lực, những sang chấn tâm lý, khả năng đối phó với những stress của mỗi cá nhân. Nếu cá nhân nào có khả năng này tốt thì sẽ khó bị trầm cảm hơn, còn khả năng chống lại những áp lực kém thì nguy cơ mắc trầm cảm sẽ cao hơn.
Do yếu tố di truyền: Gia đình nào có bố mẹ đã mắc trầm cảm thì con cái cũng có thể bị ảnh hưởng, khả năng mắc trầm cảm của trẻ cũng cao hơn bình thường các trẻ khác.
Ngoài ra, trầm cảm ở học sinh còn có nguyên nhân từ sự thay đổi tâm sinh lý trong quá trình dậy thì, khi đó các hoóc-môn thay đổi ảnh hưởng đến tinh thần và hành vi của các em. Sự thay đổi tâm sinh lý cộng với áp lực từ việc học hành, thi cử khiến các em không kiểm soát được suy nghĩ cũng như hành vi của mình, dễ dẫn đến trầm cảm. Các thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, nghiện gam v.v. cũng khiến các em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, trạng thái này ở mức độ cao sẽ dẫn tới bệnh lý trầm cảm. Nguy hiểm hơn là chứng bệnh trầm cảm này có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau còn nặng hơn đợt trước và có thể dẫn đến tình trạng tử tự.
Cha mẹ phải làm gì để đồng hành cùng con trong cuộc chiến chống trầm cảm?
Để đồng hành cùng con trong việc chống lại căn bệnh “nguy hiểm” này, các phụ huynh nên quan tâm đến con nhiều hơn, cho con tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tạo dựng cho con thói quen đọc sách mỗi ngày, hạn chế các trò chơi game online không lành mạnh có yếu tố bạo lực. Với những bạn học sinh đang ở trong tình trạng trầm cảm nhẹ thì các phụ huynh nên áp dụng các biện pháp tâm lý, quan tâm, chia sẻ và lắng nghe cảm xúc của con nhiều hơn. Đặc biệt, về phía nhà trường cũng nên cùng san sẻ gánh nặng này với các phụ huynh, giúp các em học sinh bị trầm cảm hòa đồng hơn với các bạn và tự tin hơn với cuộc sống của mình. Với những trường hợp trầm cảm nặng, các phụ huynh nên đưa các bé đến các trung tâm trị liệu, hoặc các cơ sở tư vấn tâm lí uy tín để được các chuyên gia tâm lý tư vấn cũng như mang tới những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các em học sinh.
Vậy thì từ bây giờ, để phòng tránh căn bệnh trầm cảm này cho các bạn học sinh, các phụ huynh, giáo viên nên bồi dưỡng tâm hồn cho các em nhiều hơn thông qua những câu chuyện thực tế hay những bài học bồi đắp tâm hồn, những câu chuyện nhân văn giàu các cảm xúc qua các trang sách để các em biết trân trọng và yêu mến cuộc sống này hơn. Đặc biệt về phía cha mẹ, chúng ta cần dành cho con nhiều thời gian hơn, quan tâm con nhiều hơn, lắng nghe con hơn, thay vì áp đặt con mọi điều thì hãy đóng vai là một người bạn để hiểu con đang cần gì, gặp phải những khó khăn gì cùng con tháo gỡ và vượt qua.
Dưới đây là những tựa sách bồi đắp tâm hồn cho các bạn học sinh từ 8 – 15 có tại Việt An Books:
- Cuộc sống bao điều hay 1
- Cuộc sống bao điều hay 2
- Nhật kí tuổi teen – Mẹ hãy buông tay để con được lớn
- Nhật kí tuổi teen – Vì mình là cô gái tuổi teen
- Ơ kìa! Tuổi thơ
- Tình bạn tuyệt vời của Bella và hai chú chó Monkey – Rabbit
- Chuyện Mèo Mun tìm mẹ và những ánh sao đêm
Mong rằng những tựa sách này sẽ mang đến cho các em học sinh một nguồn kiến thức bổ ích, cũng như những bài học cuộc sống nhân văn sâu sắc, gieo vào trái tim các em những hạt giống tâm hồn tươi đẹp để các em biết yêu thương và biết trân trọng cuộc sống này hơn, và đánh bại căn bệnh “trầm cảm” nguy hiểm đang rình rập các em mỗi ngày.
Add Comment